Thưởng thức những món ăn dân dã ngay giữa lòng thành phố.

31/3/13

Cổ Viện Chàm Đà Nẵng

Nằm ở vị trí mũi tàu, ngay đoạn giao nhau giữa đường Trưng Nữ Vương và 2 Tháng 9 của TP.Đà Nẵng, Cổ Viện Chàm có một nét riêng không pha lẫn vào đâu được, vừa rất lãng mạn lại vừa cổ kính.Nơi đây được người Pháp xây dựng cuối những năm 1920. Thời gian không làm phai nhạt được những nét kiến trúc và càng làm tôn thêm sự cổ kính của bảo tàng.

Cổ-Viện-Chàm-dulichdanang

Năm 1892 Công sứ Quảng Nam là Charle Lemire đã thu thập những hiện vật điêu khắc Champa rải rác ở Trà Kiệu , Mỹ Khương… về trưng bày tại vườn hoa thành phố nằm trên một ngọn đồi thấp bên cạnh chùa Long Thủ. Sau Charle Lemire Camille de Paris đã cho sưu tầm thêm một số hiện vật điêu khắc Champa ở Phong Lệ, Bàng An…và một vài nơi khác. Đầu tiên, bảo tàng chỉ là một kiến trúc hình chữ nhật ( dãy giữa Galery ngày nay ) hoàn tất vào tháng 5 năm 1916. Năm 1935 theo yêu cầu phát triển bảo tàng xây dựng thêm 2 dãy nữa.

Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm nguyên bản bằng sa thạch và một số ít làm bằng đất nung. Tất cả đều có niên đại liên tục theo tiến hóa của nghệ thuật Champa từ thế kỷ thứ 7 đến 15.

Bố cục trưng bày của bảo tàng điêu khắc Champa tính từ phải qua trái như sau:
1. Galery Mỹ Sơn ( tác phẩm từ thế kỷ 8 – thế kỷ 11)
2. Galery Quảng Trị ( thế kỷ 7 đến 8 )
3. Galery Quảng Nam ( thế kỷ 7,8,9,10,11 )
4. Galery Trà Kiệu ( thế kỷ 7,8,9,10 )
5. Galery Quảng Ngãi ( thế kỷ 9 – 11 )
6. Galery Kontum ( thế kỷ 14 – 15 )
7. Galery Đồng Dương ( thế kỷ 9 )
8. Galery Quảng Bình ( thế kỷ 7 – 8 )
9. Galery Bình Định ( thế kỷ 12,13,14 )
10. Galery Tháp Mẫm ( thế kỷ 12 -  13)

Bảo tàng Chăm là một sáng tạo dựa trên các mô típ nghệ thuật Champa cổ , là một kiến trúc tuy nhỏ nhưng giản dị và độc đáo. Nhiều nhà kiến trúc đánh giá đây là một trong những bảo tàng có kiến trúc đẹp và độc đáo ở Đông Nam Á và thế giới.
Bảo tàng là nơi duy nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới để nghiên cứu về nền văn hóa Champa đã mất với một trình độ phát triển vượt bậc về văn hóa và nghệ thuật. Nội dung trưng bày trong bảo tàng gồm những tác phẩm điêu khắc như bệ thờ, tượng thờ, tượng người, vũ nữ, các phù điêu, vật linh, thú vật…Tất cả đã thể hiện được tiến trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Champa từ thời kỳ đầu đến thời kỳ cuối, giúp cho du khách cũng như các nhà nghiên cứu có cái nhìn khá trọn vẹn về những giai đoạn phát triển của nghệ thuật Champa theo thời gian.

Đến với Cổ Viện Chàm du khách có thể tham gia:
Tổ chức các buổi triễn lãm chuyên đề về các thành nét đẹp nghệ thuật văn hóa của nền Văn hóa Chămpa cổ.
Kết hợp với các làng nghề truyền thống như: làm gốm, dệt thổ cẩm .Mở các lớp dạy làm thử và tổ chức các các buổi trình diễn trang phục vào các đêm đặc biệt tạo ra một không gian cổ kính trong Cổ viện.
Kết hợp cho khách tham quan di tích Chùa Long Thủ. Sau đó đến tuyến đường Bạch Đằng cho du khách tham quan Tòa thị chính và Di tích Thành Điện Hải.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét